Trong quá trình sử dụng máy rửa chén, bạn có thể gặp phải những sự cố ngoài ý muốn. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây của Win Way sẽ đưa ra những lỗi thường gặp khi sử dụng máy và cách khắc phục để chén dĩa nhà bạn luôn sạch sẽ, an toàn.
1. Máy không thể hoạt động
Chiếc máy rửa chén không hoạt động thường là do bạn không kết nối nguồn điện, mở máy, cửa máy không đóng đúng cách hoặc cháy cầu chì, mạch bị ngắt.
Cách khắc phục:
– Nếu máy không hoạt động vì lỗi không kết nối nguồn điện, không bật máy thì hãy kiểm tra lại nguồn điện, phích cắm. Chắc chắn hơn bạn nên rút cắm phích điện ra và cắm lại, nhấn nút mở máy, nhấn nút Khởi động – Start để máy bắt đầu chương trình rửa chén dĩa.
Bạn nên rút cắm phích điện ra và cắm lại, nhấn nút mở máy, nhấn nút Start để máy bắt đầu rửa chén dĩa.
– Với trường hợp cửa máy đóng không đúng, bạn đóng chặt cửa máy lại, kiểm tra cửa đóng đúng khớp khóa.
– Xem xét cầu chì của máy có bị hỏng không, bạn thay cầu chì mới khi cầu chì bị cháy. Nếu mạch bị ngắt thì khởi động lại thiết bị ngắt mạch, bạn nên tháo các thiết bị có chung mạch điện với máy.
2. Không thể đóng cửa máy lại
Nguyên nhân khiến cửa máy rửa chén không lại là do bạn đã kích hoạt khóa cửa hoặc lắp đặt máy không đúng cách. Bạn có thể đóng mạnh cửa và kiểm tra lại phần lắp đặt của cánh cửa.
Bạn hãy đóng mạnh cửa vào, cửa sẽ được đóng khớp.
Cách khắc phục:
– Nếu lỗi khóa cửa đã kích hoạt, bạn có thể đóng mạnh cửa vào, cửa sẽ được đóng khớp.
– Bạn hãy kiểm tra lại phần lắp đặt và điều chỉnh lại để đóng cửa thuận tiện hơn.
3. Cửa máy khó mở
Kích hoạt chức năng khóa trẻ em sẽ khiến cho thao tác mở cửa máy trở nên khó khăn hơn.
Tắt chức năng khóa trẻ em để mở cửa máy rửa chén dễ dàng.
Cách khắc phục:
– Trong trường hợp này, bạn chỉ cần tắt chức năng khóa trẻ em, cửa sẽ được mở dễ dàng.
4. Máy không thoát nước
Đường nước cấp bị khóa, lưới lọc bị tắc (máy có màn hình hiển thị thường đi kèm mã báo lỗi F02 trên màn hình hoặc máy không có màn hình sẽ phát 2 tiếng bíp báo hiệu), bộ phận bơm bị hỏng hoặc bồn rửa bị tắc là những nguyên nhân có thể khiến máy không thoát nước.
Cách khắc phục:
– Bạn hãy kiểm tra lại đường nước cấp có bị khóa hay không, nếu có thì bạn chỉ cần mở khóa nước là xong.
Bạn kiểm tra lưới lọc và làm vệ sinh.
– Cách xử lý lỗi lưới lọc bị tắc vô cùng đơn giản, bạn kiểm tra lưới lọc và loại bỏ những rác thừa bám vào lưới lọc.
– Máy không thoát nước khi bộ phận bơm bị hỏng, bạn kiểm tra lại bơm, sửa hoặc thay bơm mới nếu cần.
– Để xử lý lỗi bồn rửa bị tắc, bạn cần liên hệ thợ sửa chữa chuyên nghiệp hay trung tâm bảo hành đến xử lý.
5. Lỗi rửa chén dĩa không sạch
Bạn không sắp xếp vị trí chén đĩa hợp lý, chọn chương trình rửa không phù hợp, không đủ mạnh, bột rửa chén quá ít, bộ lọc bị bẩn hoặc lắp đặt sai vị trí. Đây là nguyên nhân làm cho máy rửa chén dĩa không sạch sẽ.
Cách khắc phục:
– Các chén dĩa cần được xếp hợp lý, không cố nhồi nhét hết đồ dùng vào máy rửa chén, để chúng được làm sạch hoàn toàn. Chú ý, không để chén dĩa chắn đường đi của tay phun.
Không để chén dĩa che lắp cánh tay phun nước của máy rửa chén.
– Nếu chương trình rửa không mạnh, thì bạn chọn lại chương trình rửa khác mạnh hơn.
– Thêm bột rửa chén chuyên dụng khi đổ quá ít bột hoặc thay luôn bột mới có phốt phát hoặc chất đánh bóng.
– Trong trường hợp bộ lọc bị bẩn, lắp đặt sai vị trí, bạn cần vệ sinh lại bộ lọc, lắp đặt đúng vị trí. Hơn nữa, bạn cũng cần vệ sinh các lỗ phun nước của tay phun để nâng cao hiệu quả rửa chén dĩa.
6. Một số lỗi rửa các vật không như ý khác
– Đồ thủy tinh như cốc dĩa bị mờ sau khi rửa, do nguồn nước mềm và dùng bột rửa chén quá nhiều. Thế nên, bạn nên dùng ít bột rửa chén lại nếu đang dùng nguồn nước mềm và chọn chương trình có thời gian rửa ngắn nhất.
Dùng ít bột rửa chén lại nếu đang dùng nguồn nước mềm để đồ thủy tinh không bị mờ sau khi rửa.
– Dao kéo không làm từ vật liệu chống ăn mòn xuất hiện vết rỉ, bởi vì nắp ngăn chứa muối bị hở hoặc bạn quên không chạy một chương trình rửa sau khi thêm muối vào máy để muối lọt vào chu trình rửa chén dĩa sau đó. Lúc này, bạn nên chọn dao kéo rửa trong máy làm bằng chất liệu chống ăn mòn, kiểm tra và đậy kín nắp chứa muối trước khi vận hành máy, luôn chạy một chương trình rửa sau khi thêm muối (không đặt chén đĩa, dao kéo vào máy khi chạy chương trình) rồi mới thêm dao kéo vào rửa sau. Lưu ý, dao kéo xếp đúng khay đựng, tạo khoảng cách nhất định và xếp đúng cách để dao kéo được sấy khô.
– Chén đĩa có vết đen, xám do đồ dùng bằng nhôm va vào chén dĩa khi đặt gần. Bạn cần sắp xếp lại vị trí chén dĩa, cách đồ nhôm khoảng cách nhất định.
– Các vết đốm màu trên dĩa thường là do thức ăn bám lại, bạn có thể sử dụng vòi nước để tráng sơ qua trước khi đưa vào máy rửa.
Bạn có thể tráng sơ qua nước trước khi đưa vào máy rửa.
– Bột rửa chén còn sót trong ngăn chứa, do chén dĩa chặn ngăn chứa bột rửa chén. Bạn chỉ cần sắp xếp chén dĩa lại để không chặn ngăn chứa.
7. Máy có bọt trào ra
Hiện tượng trào bọt từ máy ra, thường do bạn dùng bột rửa chén không phù hợp với máy, nước trợ xả bị trào ra ngoài.
Máy xuất hiện bọt vì bạn dùng bột rửa chén không phù hợp với máy, nước trợ xả bị trào ra ngoài.
Cách khắc phục:
– Người dùng cần mở nắp máy để bọt bốc hơi bớt, thêm tầm 4 lít nước vào máy, sau đó đóng kín cửa, khởi động một chương trình rửa bất kỳ để xả nước, lặp lại cho tới khi hết bọt trong máy. Thay mới loại bột rửa chén chuyên dụng cho máy rửa chén để tránh tạo bọt khi rửa.
– Còn nếu nước trợ xả tràn ra thì bạn chỉ cần lau nước trợ xả ngay lập tức để hạn chế bọt hình thành tối đa.
8. Máy không xả
Khi máy không xả, bạn có thể kiểm tra nhưng nguyên nhân sau: van xả bị tắc hoặc không được cấp nguồn, máy có màn hình thường báo lỗi F03, nếu máy không có màn hình sẽ phát 3 tiếng bíp cảnh báo.
Van xả bị tắc hoặc không được cấp nguồn làm cho máy không xả
Cách khắc phục:
– Chỉ cần kiểm tra van xả và làm vệ sinh, cấp nguồn cho van là máy rửa chén sẽ xả được ngay.
9. Lỗi chén dĩa không sấy khô
Nguyên nhân: Nước trợ xả chưa có hoặc không đủ để xả, quên không cài đặt chức năng sấy khô cho chương trình rửa, xếp chén dĩa, xoong chảo… chưa đúng cách, dùng chén dĩa có lớp tráng kém chất lượng, lấy đồ khi chương trình sấy quá sớm.
Cách khắc phục:
– Bổ sung thêm nước trợ xả để có hiệu quả sấy khô cao.
– Cài đặt chương trình có chức năng sấy khô cho đồ dùng và chức năng sấy khô chuyên sâu để các vật dụng được sấy khô hoàn toàn.
Sắp xếp các vật dụng lại cho đúng để tăng hiệu xuất sấy.
– Bạn xếp chén dĩa, xoong chảo lại cho đúng để không làm ảnh hưởng đến khả năng sấy khô của máy.
– Những chén dĩa có lớp tráng kém chất lượng nên rửa tay thay vì rửa trong máy rửa chén.
– Bạn chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi máy chạy hết chu trình rửa và mở cửa máy để chén dĩa mau khô. Lấy chén dĩa ở ngăn dưới ra khỏi máy trước rồi đến ngăn trên, nhằm tránh nước từ đồ ở giỏ trên nhỏ xuống đồ giỏ dưới.
10. Có tiếng ồn phát ra từ máy
Tiếng lốc cốc phát ra từ thân máy là do tay phun đụng phải đồ dùng trong giỏ đựng. Còn nếu tiếng lốc cốc phát ra từ ống nước là do việc lắp đặt, nối ống dẫn nước tạo ra. Nếu nghe thấy tiếng lách cách từ thân máy là chén dĩa va vào nhau.
Cách khắc phục:
– Khi nghe thấy tiếng động lạ phát từ thân máy, bạn tạm ngưng chương trình rửa, sắp xếp lại chén dĩa để tay phun không va phải và va vào nhau.
Khi nghe thấy tiếng động lạ phát từ thân máy, bạn tạm ngưng chương trình rửa, sắp xếp lại chén dĩa.
– Bạn có thể liên hệ thợ sửa ống nước chỉnh lại đường ống để hoạt động của máy rửa chén tốt hơn.
11. Máy rửa chén bị bẩn
Nếu thấy máy rửa chén bẩn, bạn hãy kiểm tra những nguyên nhân sau: Dùng không đủ bột rửa chén, nước trợ xả, nắp đậy ngăn chứa muối chưa đóng kín, ngăn chứa không có muối hoặc do thiết bị làm mềm nước cứng không được chỉnh ở chế độ nước cứng.
Cách khắc phục:
– Thêm đủ bột rửa chén chuyên dụng, nước trợ xả cho máy, đậy kín nắp ngăn chứa muối hoặc thêm đủ muối.
Thêm đủ bột rửa chén, nước trợ xả cho máy, đậy kín nắp ngăn chứa muối hoặc thêm đủ muối khi máy bị bẩn.
– Điều chỉnh thiết bị làm mềm nước cứng về chế độ nước cứng, máy sẽ hạn chế cặn bẩn và sạch sẽ hơn.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xử lý tốt những lỗi thường gặp khi sử dụng máy rửa chén trên.